Mỗi
một loài hoa đều có những đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Và với hoa huệ thì người ta cho rằng nó không
bao giờ ngừng hoạt động. Sức mạnh và vẻ đẹp của hoa huệ không chỉ được Việt Nam
công nhận mà nó còn được nhắc đến trong nền văn hóa của toàn thế giới. Vậy loài
hoa huệ này có gì đặc biệt? Để giải đáp được thắc mắc này thì bạn đọc hãy cùng shop hoa tươi Test kitchen đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Nguồn gốc của hoa huệ
Về
nguồn gốc thì chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc hai nội dung, đó là nguồn gốc
tên hoa và nguồn gốc hương thơm của hoa huệ. Vậy cụ thể như thế nào?
Nguồn gốc tên hoa
Qua
các thông tin tìm hiểu thì được biết hoa huệ là một loài thực vật nở về đêm có
nguồn gốc bắt nguồn từ Mexico.
Thực
tế hiện nay thì có hàng trăm loài hoa huệ khác nhau. Nhưng tất cả các giống hoa
huệ đó đều thuộc cùng một chi là Lilium. Tuy nhiên thì vẫn có một số bông hoa
huệ khác nhưng nó không thuộc chi này như hoa huệ thường hay hoa huệ nước thì
người ta không xem nó như là một loài hoa huệ thực sự.
Tên
gọi Lilium được bắt nguồn từ tiếng Latin và có nguồn gốc từ Hy Lap Leirion -
đây là từ mà khi chúng ta truy ngược về thông qua nhiều nền văn minh thì có thể
biết được rằng đây là một trong những từ đầu tiên dùng để nói đến hoa. Và qua
điều này thì có thể thấy được phần nào mức độ quan trọng của hoa huệ trong nhiều
thế kỷ cũng như thiên niên kỷ qua.
Và
ở Việt Nam thì hoa huệ là một trong các loài hoa rất phổ biến. Nó được dùng nhiều
trong việc cúng, lễ chứ hầu hết hoa huệ không được dùng để làm quà tặng.
Hiện
nay, hoa huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số khu vực thuộc miền Trung.
Nguồn gốc hương thơm của hoa huệ
Chắc
hẳn ai khi đọc đến đây cũng phải bất ngờ khi nghe đến nguồn gốc về hương thơm của
hoa huệ đúng không? Và thực tế là:
Vào
ngày nắng hay kể ngày mưa thì hoa huệ cũng tỏa hương thơm ngào ngạt.
Và
tục ngữ của ông cha ta ngày xưa cũng đã có câu "Hoa không phơi nắng không
thơm". Giải thích câu tục ngữ ấy tức là khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ
tăng lên thì nó sẽ làm cho dầu thơm trong cánh hoa được thoát ra nhiều hơn.
Nhưng đêm thì làm gì có nắng. Vậy mà khi đêm xuống thì lúc này hoa thơm lại tỏa
hương thơm và hương thơm của nó còn nồng nàn hơn cả ban ngày. Tại sao lại vậy?
Bởi
qua các thông tin tìm hiểu thì chúng tôi thấy rằng so với các loài hoa nở hoa về
ban ngày thì hoa huệ có cấu tạo cánh hoa khá là đặc biệt. Được biết, mỗi khi
không khí có độ ẩm cao thì những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa lại
tự động mở ro ra để dầu thơm của hoa có thể thoát ra bên ngoài. Và ban đêm
không có nắng nhưng lúc này thì độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày nên cứ khi
đêm đến thì những khí khổng lại mở to và hương thơm của hoa lại thoát ra ngoài.
Do vậy, bạn sẽ thấy là ban ngày thì hương hoa huệ chỉ thoang thoảng nhưng ban
đêm thì bạn sẽ cảm nhận được hương thơm ngọt ngào và có đôi phần nồng nàn của
loài hoa này.

Do
đặc điểm tỏa hương của hoa huệ dựa theo độ ẩm nên không chỉ thấy hương thơm nồng
nàn vào ban đêm mà ngay cả những lúc ban ngày mà vào những ngày mưa, độ ẩm
không khí cao thì hoa huệ cũng tỏa hương thơm hơn những ngày trời nắng. Có lẽ
cũng chính nhờ đặc điểm ấy mà hoa huệ lại có tên gọi khác là dạ lai hương (thơm
ban đêm) và vũ lai hương (thơm lúc mưa).
Đặc điểm của hoa huệ
Bạn
là người yêu thích hoa, thích tìm hiểu về các loài hoa và trong đó có hoa huệ. Nhưng đặc điểm của loài hoa
này là gì thì các bạn đã biết chưa?
-
Tên gọi khác: hoa dại lai hương (thơm ban đêm), vũ lai hương (thơm ban ngày),
hoa huệ ta, hoa huệ tây, hoa loa kèn.
-
Tên khoa học: Polianthes tuberosa
-
Bộ: Bộ Măng tây
-
Cấp độ: Loài
-
Họ (familia): Agavaceae
-
Lớp cao hơn: Chi Huệ
-
Loài (species): P. tuberosa
Và
dưới đây sẽ là một số đặc điểm nổi bật của hoa huệ
-
Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), nó có hình dáng giống cây tỏi.
-
Hoa huệ có hai giống, đó là: huệ đơn hay còn được gọi là huệ xẻ, cây thấp, hoa
ngắn và thưa. Giống thứ hai đó là huệ kép, đây chính là huệ tứ diện, cây cao,
hoa dài và bông dài hơn.
-
Cả hai giống hoa huệ đều có thể phân thành nhiều loại. Và trong đó có huệ trâu
với chiều cao khoảng 1.5 - 1.6m, cây cho bông dài. Và huệ ta với bông ngắn, thường
nở trên cây, có mùi thơm. Ngoài ra thì còn có thêm huệ đỏ.
-
Màu sắc phổ biến: màu trắng.
-
Bao hoa có dạng hình phễu, hương thơm ngọt ngào, tỏa hương nhiều và nồng nàn về
đêm. Người ta còn cho rằng hương của hoa huệ không tốt cho sức khỏe nên thường
rất ít ai cắm hoa huệ trong phòng ngủ.
-
Là cây ưa sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu là vào mùa hè,
còn mùa đông thì cho ít hơn hơn, hoa nhỏ và bông ngắn.
-
Cánh hoa có cấu tạo đặc biệt. Trên cánh hoa có những khí khổng (lỗ trao đổi
khí). Khí khổng này khi mở sẽ có tác dụng đẩy dầu thơm thoát ra ngoài.
-
Hoa huệ tỏa hương thơm theo độ ẩm. Do vậy, những ngày mưa hoặc ban đêm thì hoa
huệ thường tỏa mùi nhiều hơn so với ban ngày.
-
Là cây thân cỏ.
-
Thân cây thẳng, không phân nhánh.
-
Phần gốc cây mọc lá thành chùm, lá dài, không có răng cưa và mọc lệnh. .
-
Hoa mọc thẳng, mọc ở đỉnh cây.
-
Mỗi hoa tự có khoảng 20 bông, nở từ dưới lên trên.
-
Thời điểm hoa huệ nở nhiều nhất trong năm là khoảng tháng 7 đến tháng 11.
Ý nghĩa của hoa huệ
Hoa
huệ không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp, hương thơm nồng nàn đặc trưng riêng mà
nó còn được nhiều người yêu thích bởi ý nghĩa. Vậy ý nghĩa của hoa huệ là gì?
Ý nghĩa của hoa huệ trong cuộc sống
Khi
nói đến hoa huệ thì chắc hẳn chúng ta đều nhớ đến bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ
của nghệ sĩ Tô Ngọc Vân. Trong bức tranh ấy toát lên được vẻ đẹp của hoa huệ và
hình ảnh người thiếu nữ. Và qua đó thì người ta quan niệm rằng hoa huệ chính là
loài hoa tượng trưng cho sự vương giả, sự hoàng gia và đó cũng chính là vẻ đẹp
của những người thiếu nữ.
Ý nghĩa của hoa huệ qua màu sắc
Hoa
huệ phổ biến với màu trắng, nhưng ngoài trắng ra thì loài hoa này còn có một số
màu sắc khác. Vậy từng màu sắc của hoa huệ có ý nghĩa như thế nào?
- Hoa huệ trắng:
đó là biểu tượng cho sự thuần khiết, trong trẻo. Ngoài ra loài hoa này còn mang
hương thơm dịu nhẹ nữa. Thực tế thì chúng tôi thấy rằng có rất nhiều người công
giáo, họ đã dùng hoa huệ trắng để làm đại diện cho đức mẹ đồng trinh. Chưa hết,
hoa huệ trắng còn được nói đến rất nhiều trong thơ ca, văn học... để qua nghệ
thuật có thể nói lên được vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của loài hoa này.
Bên
cạnh đó thì màu trắng cũng là màu của sự tinh tế, trong sáng với liền với các
câu chuyện của tuổi học trò, của tình bạn, của tình yêu. Do vậy, hoa huệ trắng
còn là loài hoa đại diện cho vẻ đẹp của tuổi trẻ tinh khiết, với những khát vọng
vươn lên để vượt qua được mọi khó khăn và thử thách.
-
Hoa huệ có sọc hồng: huệ có sọc hồng người ta gọi nó với
tên gọi là huệ thiên văn học. Loài hoa huệ này cũng khá là phổ biến và được nhiều
người ưa chuộng. Về ý nghĩa thì nó thể hiện khát vọng vươn lên khi gặp những
khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Với ý nghĩa ấy thì các bạn có thể dùng hoa
huệ thiên văn học này để gửi đến bạn bè, người thân như một lời khích lệ, động
viên.
-
Hoa huệ vàng: vàng là màu sắc tượng trưng cho sức khỏe
và sự ấm áp. Cánh hoa huệ vàng rực rỡ như là sức mạnh để ta vượt qua mọi điều.
Do vậy, nếu ai bị ốm hay bệnh tật thì bạn có thể dành tặng họ một bó hoa huệ
vàng. Không chỉ là món quà mà đó còn là lời chúc để mong rằng họ nhanh chóng khỏi
bệnh.
-
Hoa huệ đỏ: những cánh hoa huệ đỏ mong manh, thể hiện
tiếng nói và niềm đam mê. Ngoài ra, đỏ chính là màu sắc tượng trưng cho tình
yêu, sự thủy chung và ấm áp. Mặc dù, đỏ không phải là màu sắc thể hiện được sự
thanh lịch và tao nhã nhưng nó lại là món quà bình yêu bình dị để gửi đến người
thương mong rằng họ sẽ vượt qua được mọi khó khăn và thử thách. Với ý nghĩa ấy
thì bó hoa huệ đỏ rất thích hợp dùng để cầu hôn hay dùng để trang trí đám cưới.

Ý nghĩa của hoa huệ về mặt thực vật
Ngoài
những ý nghĩa trên thì qua tìm hiểu chúng tôi biết được rằng hoa huệ còn mang ý
nghĩa về mặt thực vật nữa. Và thực tế thì có rất nhiều giống hoa huệ Châu Á có
thể dùng để làm thức ăn. Người ta thu hoạch nụ hoa và dùng chúng để thay thế
cho khoai tây hay hạt dẻ nước. Ngoài ra thì nhiều loại hoa huệ khác được dùng
trong mục đích y tế.
Được
biết, với y học cổ truyền Trung Quốc, họ dùng hoa huệ để sản xuất thuốc làm
mát, làm nhẹ nhàng cơ thể. Còn với y học cổ truyền của Châu Âu thì họ dùng rễ
hoa huệ Madonna để làm thu hẹp khối u, chữa lành các vết thương ngoài ra, làm dịu
chỗ đau do bong gân.
>>Xem thêm các loài hoa cúc ở Việt Nam
Trên
đây là một số thông tin hữu ích về hoa
huệ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua chia sẻ này thì
các bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về hoa huệ. Ngoài ra, với các ý nghĩa trên thì các
bạn sẽ dễ dàng hơn khi lựa chọn hoa huệ để trang trí hay làm quà tặng phù hợp
cho mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét